Chi tiêu 500 triệu bảng, vì sao Chelsea không vi phạm công bằng tài chính?

- Thứ Tư, 01/02/2023, 10:56
Theo dõi SABAVN trên google-news-text
Tờ Telegraph phân tích rằng những tính toán hợp lý của ban lãnh đạo đã giúp The Blues tránh rắc rối.
#1Hợp đồng dài hạn + thời hạn thanh toán kéo dài

Điểm đặc biệt ta thấy ở Chelsea qua các thương vụ gần đây là họ ký giao kèo rất lâu: Mudryk 8,5 năm, Badiashile 7 năm, Enzo Fernandez 8,5 năm. Do đó, dù số tiền bỏ ra rất lớn nhưng chi phí khấu hao hằng năm lại ở mức vừa phải.

Trung bình mỗi năm Chelsea chỉ mất 10 triệu cho thương vụ Mudryk
Trung bình mỗi năm Chelsea chỉ mất 10 triệu cho thương vụ Mudryk

Ngoài ra, việc thanh toán các hợp đồng cũng được chia ra nhiều đợt chứ không phải 1 lần cũng giúp Chelsea né quy định từ FFP. Như trường hợp của Enzo, họ trải qua đến 6 đợt thanh toán chứ không phải ‘ném tiền 1 cục’.

#2Báo cáo tài chính sạch sẽ

Thành tích vô địch Champions League và Siêu cúp năm 2021 là một bước đệm quan trọng giúp Chelsea có bảng báo cáo tài chính sạch đẹp. Nhờ đó, đội bóng kiếm được 119 triệu bảng để vượt qua giới hạn của FFP.

Chủ tịch Todd và các cộng sự có thể thoải mái chi tiêu mà không sợ bị phạt
Chủ tịch Todd và các cộng sự có thể thoải mái chi tiêu mà không sợ bị phạt

Ngoài ra, hiện tại qui định cũng cho phép ngân sách CLB mua sắm, trả lương cầu thủ chiếm 90% doanh thu thay vì 70% như trước.

#3Lợi nhuận từ bán cầu thủ

Dù mua nhiều nhưng Chelsea cũng thu về không ít từ các khoản chuyển nhượng. Tammy Abraham và Fikayo Tomori đã thu về tổng cộng hơn 60 triệu bảng. Nhiều khả năng sắp tới đội bóng sẽ thu về thêm các khoản lời từ Conor Gallagher, Loftus-Cheek và Hudson-Odoi.

Xem thêm:

Ngoại hạng Anh

Chelsea

Ngoại hạng Anh 2022/23